Các biện pháp tiêu diệt chuột, bảo vệ cây trồng vụ xuân năm 2023

Đăng lúc: 15:25:54 14/03/2023 (GMT+7)

Các biện pháp tiêu diệt chuột, bảo vệ cây trồng vụ xuân năm 2023

Các biện pháp tiêu diệt chuột, bảo vệ cây trồng vụ xuân năm 2023

 
 

 


          Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn; chuột có khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng. Nên việc diệt chuột đòi hỏi phải tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và phải dựa vào các đặc tính sinh lý của chuột để đưa ra những biện pháp diệt chuột hiệu quả. UBND xã hướng dẫn một số biện pháp tiêu diệt chuột như sau:

1. Đặc điểm sinh học và gây hại của chuột:

          + Chuột là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh như lúa, ngô, ngũ cốc, hạt giống mới gieo trồng…Ngoài ra, chuột còn ăn cả cá con, cua, ốc...

          + Đặc trưng cơ bản của chuột là có răng cửa phát triển và có khuynh hướng mọc dài; chuột phải cắn phá liên tục để mài răng và trong nhiều trường hợp chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Do đó, các loại vật liệu dùng làm mồi phải hấp dẫn chuột và cần thay đổi để tránh nhàm chán.

          + Chuột có thính giác, khứu giác, vị giác rất phát triển và có tính đa nghi. Do đó khi đặt bẫy cần đặt sát chân tường, bờ ruộng, trên đường mòn quen thuộc chuột hay qua lại; khi đánh bả cần cho chuột ăn mồi không có thuốc độc trước 2 - 3 ngày, rồi sau đó mới trộn thuốc vào bả để tránh hiện tượng “nhát bả”.

          + Chuột rất mắn đẻ, sau ba tháng tuổi chuột bắt đầu sinh sản. Mỗi năm chuột đẻ từ 3-4 lứa, mỗi lứa 6- 8 con. Nếu không tiêu diệt, một cặp chuột bố mẹ sau một năm sinh sản ra đàn chuột trên 2.000 con.

          + Chuột thường sống trong hang, dưới đất, nhất là ở bờ ruộng lúa, vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ bông và trong khi mang thai, sinh sản, chuột mẹ không ra ngoài kiếm ăn khoảng 10 - 15 ngày, lúc này biện pháp như đào bắt có hiệu quả, nhưng khi lúa trỗ - chín, chuột rời hang, vào sống trong ruộng, do đó, các biện pháp như đào bắt, bẫy ở giai đoạn này hiệu quả kém.

          + Chuột rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh; chuột bơi lội giỏi nhưng không thích nước.

          + Chuột chủ yếu hoạt động và gây hại vào ban đêm, chuột phá hại mạnh ở những diện tích cây trồng gần khu dân cư, gò đống, bãi hoang…

          2. Biện pháp phòng trừ chuột.

          Diệt chuột cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, với sự tham gia của nhiều người, bằng nhiều biện pháp.

2.1. Biện pháp thủ công:

- Đặt bẫy: Dùng các loại bẫy như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, ruộng bẫy cây trồng (ruộng rào lưới nylon kết hợp đặt bẫy hom)…để bắt chuột.

- Đào bắt: Nên tổ chức ở đầu vụ sản xuất. Tìm kiếm các hang ổ của chuột để đào, kết hợp với đổ nước vào hang, hun khói, dùng lưới, hom giỏ hoặc dùng chó để bắt chuột. Lưu ý tránh làm sạt lở công trình thủy lợi, đê, kè, cống…

2.2. Biện pháp dùng thuốc và bả:

Bả diệt chuột sinh học: là thuốc được phép sử dụng trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng  ở Việt Nam năm 2022 gồm: RatK– 2%DP, Rat-kill2%DP, Broma 0.005 AB, Antimice 0,006GB, (đây là nhóm thuốc chống đông máu và gây xuất huyết nội tạng và chuột sẽ chết sau khi ăn mồi từ 2-3 ngày)...trộn với thức ăn chuột ưa thích như thóc ủ mầm, gạo rang, ngô, tôm, cua… làm bả diệt chuột (những thuốc đã làm thành bả sẵn thì không cần trộn mồi). Bả nên đặt vào chiều tối trên những tấm lá, giấy nhựa và hôm sau phải thu dọn sạch sẽ.

 - Bả diệt chuột sinh học: đặt theo lối đi, cửa hang… những nơi chuột hay lui tới. Lưu ý: Khi mở gói bả ra thì nên dùng hết một lần, nếu để lại sẽ mất hiệu lực.

 

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184