Bài Tuyên truyền hồ sơ sức khỏe điện tử người dân

Đăng lúc: 16:36:51 25/03/2024 (GMT+7)

Bài Tuyên truyền hồ sơ sức khỏe điện tử người dân

Bài Tuyên truyền hồ sơ sức khỏe điện tử người dân

 

Hồ sơ sức khỏe cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử để xem thông tin về sức khỏe của mình qua hệ thống. Các thông tin được bảo mật như tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe và các thông tin khác như: điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch...

Hồ sơ sức khỏe cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử để xem thông tin về sức khỏe của mình qua hệ thống. Các thông tin được bảo mật như tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe và các thông tin khác như: điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch... Các cơ sở khám, chữa bệnh có thể lấy thông tin hành chính, lịch sử bệnh, yếu tố nguy cơ, vùng dịch để tham khảo cho công tác khám chữa bệnh..., giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.

- Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.

Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.

Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:

Đối với người dân: Cần đến cơ sở khám chữa bệnh để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ y tế làm công tác điều tra lập hồ sơ.

Đối với cán bộ y tế : Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.

Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.

Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.

Hoằng Hợp, ngày  28  tháng 01 năm 2024

          Duyệt của Ban biên tập                                                Người viết bài

                   Trưởng ban

 

 

 

                                                                                        Phạm Thị Bích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN LẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

Kính thưa! Toàn thể nhân dân

Hồ sơ sức khỏe cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân (ID) trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử.

 Hồ sơ sức khỏe điện tử cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn; giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

- Hồ sơ sức khỏe là tài liệu y tế ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một công dân từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử;

- Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị của thầy thuốc;

- Đối với bảo hiểm y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có;

Việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện tử, từng bước ứng dụng và phát triển y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết 20-NQ/TW.

Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:

- Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.

- Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.

Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý. 

Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân:

* Đối với người dân: Cần đến cơ sở khám chữa bệnh để lập hồ sơ sức khỏe, hỗ trợ cán bộ y tế làm công tác điều tra lập hồ sơ.

* Đối với cán bộ y tế : Thực hiện điều tra, khám, lập hồ sơ sức khỏe cho bản thân, gia đình mình; tổ chức khám sàng lọc, nhập dữ liệu vào phần mềm hồ sơ sức khỏe. Liên thông dữ liệu khám bệnh từ người dân khi đi khám bệnh tại bệnh viện và trạm y tế; tổ chức điều tra, phân loại đối tượng để khám và lập hồ sơ sức khỏe cá nhân cho toàn bộ người dân trên địa bàn.

* Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.

Hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân là mơ ước của tất cả người dân, của ngành y tế và ngành Bảo hiểm.

Vì vậy, thông qua bài tuyên này, mọi người dân hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu quy định để lập hồ sơ sức khỏe điện tử và tham gia Bảo hiểm y tế toàn dân.

                                                                           

Hoằng Quỳ, ngày  28  tháng 5 năm 2022

          Duyệt của Ban biên tập                                                Người viết bài

                   Trưởng ban

 

 

 

                                                                                      Đặng Thị Thu Hương

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ: CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NHÂN NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người và phải là con người có sức khỏe và trí tuệ.

          Nhiệm vụ trọng tâm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết 47/NQ/TW của Bộ Chính trị về  việc tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện chính sách Dân Số và kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về Dân Số, kết hợp với việc thực hiện có hiệu quả CSSKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò quan tâm của gia đình, thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo tính bền vững chương trình dân số tiến tới ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.   
*Gia đình ít con sẽ đem lại lợi ích gì?
        - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là sự cố gắng có ý thức của các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con mong muốn và khoảng cách giữa các lần sinh. KHHGĐ không chỉ là sử dụng các biện pháp để tránh thai, ngoài ý muốn mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng hiếm muộn để có thai và sinh con.
Khi thực hiện KHHGĐ có những lợi ích trực tiếp đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em như: Tránh được những hao tổn về sức khỏe của bà mẹ do phải thường xuyên mang thai, đẻ nhiều, đẻ dày. Sau sinh trong thời gian nuôi con nhỏ chưa có điều kiện chăm sóc bản thân, để phục hồi lại sức khoẻ lại tiếp tục mang thai.
        - Khi thực hiện KHHGĐ, người mẹ có điều kiện chăm sóc con, từ đó Trẻ em ít bị ốm đau và được chăm sóc tốt hơn.
         - Người phụ nữ nên sinh con đầu lòng muộn hơn sau  22 tuổi, lúc đó người phụ nữ đó trưởng thành về cơ thể và về mặt xã hội, đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh thông minh và được chăm sóc tốt. Tuổi sinh đẻ của phụ nữ tốt nhất là từ 22 đến 35 tuổi. Khoảng cách giữa hai lần sinh càng thưa, ít nhất sau 3 - 5 năm, giúp cho bà mẹ và trẻ em khỏe mạnh và người mẹ được phục hồi sau khi sinh, đứa con cũng  được chăm sóc tốt hơn. Đẻ ít và đẻ thưa làm cho thể chất và tinh thần của người mẹ được cải thiện, và ít phải lo lắng. Cả mẹ và con đều có cơ hội sống tốt hơn.
Từ đó giảm được tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em.
        *Khi thực hiện tốt KHHGĐ:
           - Đối với gia đình: Có một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc; Mỗi một đứa con, đều có được sự nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáocó điều kiện chăm sóc dạy dỗ con cái các em không bị lôi kéo ăn chơi hư hỏng, giúp các em có cơ hội tốt hơn để học hành và phát triển.Từ đó cha mẹ có nhiều thời gian để chia sẻ hạnh phúc vợ chồng. Không nên sinh con quá muộn khi tuổi cha mẹ đó cao trên 35 tuổi, khi sinh con dễ bị khuyết tật.
          - Bên cạnh đó còn giúp cho các cặp vợ chồng không có con, điều trị bệnh hiếm muộn vô sinh.
        - Sinh con ít, góp phần tăng kinh tế gia đình: Ngăn ngừa được sự nghèo túng. Giúp cho các gia đình, có điều kiện sắm thêm đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống. Gia đình có cơ hội được hưởng sự giáo dục tốt, chăm sóc y tế và vui chơi giải trí nhiều hơn. Cha mẹ có thể tiết kiệm tiền cho tuổi già. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.
          - Hiện nay, mỗi năm việc thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ở tỉnh ta ngày càng đang trên đà phát triển.
         *Lợi ích của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản:
        - Nói đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản chúng ta cần hiểu thêm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là gì? Cụ thể chăm sóc sức khoẻ sinh sản là chăm sóc những gì và đem lại những lợi ích như thế nào? Vấn đề nầy hiện nay được sự quan tâm của toàn xã hội.
        - Trước hết chúng ta tìm hiểu sức khoẻ sinh sản là gì? "Sức khỏe sinh sản là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất tinh thần và xã hội chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật mà còn là sự an toàn về sức khoẻ tình dục nữa”.
       - Sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình là một trong những nội dung của dân số và phát triển, là vấn đề quan tâm hàng đầu của thế kỷ 20 trên toàn thế giới.
       Như chúng ta đó biết sức khoẻ sinh sản là vốn quý nhất của con người, vì thế việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản là vấn đề không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện nay, mang lại lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Vì thế chúng ta cần quan tâm những vấn đề cụ thể như sau:
     1/ Thực hiện tốt làm mẹ an toàn, chăm sóc sàng lọc trước sinh, khám thai định kỳ, mục đích theo dõi sức khoẻ bà mẹ và quà trình phát triển thai nhi, phát hiện dị tật sơ sinh, bệnh tật mẹ và xử trí kịp thời những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau sinh. Trong thời gian nầy thai phụ nên được nghỉ ngơi, tránh lao động nặng và làm việc quá sức, vệ sinh thai nghén, ăn uống dinh dưỡng tránh ăn những thức ăn có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, các chất cay, và thức ăn có nhiều muối. Làm tốt vấn đề nầy chúng ta yên tâm là có những đứa con thông minh khoẻ mạnh và phát triển.
         2/ Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, hiện nay các biện pháp tránh thai đều mang lại hiệu quả tránh thai cao, và có sẳn nhiều phương tiện tránh thai tại  các cơ sở y tế như: Vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc cấy, bao cao su và đình sản và mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con.
          3/ Khám phụ khoa định kỳ 3, 6 tháng một lần, phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
       Thực hiện tốt những vấn đề trên nhằm bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho cả mẹ và con, giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong sơ sinh và tử vong mẹ. Đồng thời để có thời gian chăm sóc nuôi dạy chúng nên người, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
            * Nhân ngày Ngày Dân số Việt Nam 26/12 sắp đến, để hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm nay, chúng ta nên thực hiện tốt Kế hoạch hóa gia đình. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy con tốt, đồng thời khám phụ khoa định kỳ, phát hiện sớm, điều trị kịp thời viêm nhiễm và những bất thường ở đường sinh sản có thể xảy ra.

  - Khám thai định kỳ, thực hiện tốt sàng lọc sơ sinh.
- Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vơ chồng - hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
- Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt.
- Nam giới cũng có trách nhiệm như phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và  nuôi dạy con cái.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
- Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Khỏe mẹ, khỏe con, gia đình hạnh phúc.
          - Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Dân số ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – văn hoá xã hội. Vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội cần thực hiện mô hình gia đình ít con, no ấm, hạnh phúc. 

 

 

 

 

Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Các bạn thân mến !

        Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc và dễ mắc bệnh.

Những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là do:

– Chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý. Hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp… làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

– Nguyên nhân gián tiếp là do điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói, môi trường ô nhiễm, chăm sóc chưa tốt,…

Các biểu hiện của suy dinh dưỡng:

– Giai đoạn sớm: Biểu hiện đứng cân kéo dài hoặc sụt cân.

– Giai đoạn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc, ít ngủ, mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đi, chậm biết bò, chậm mọc răng…

Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em:

– Phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ và tiêm đủ vắcxin phòng uốn ván theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và bổ sung viên sắt đến 1 tháng sau sinh.

– Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì kéo dài đến 24 tháng tuổi. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm chất bột đường, Nhóm chất đạm, Nhóm chất béo, Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất; sử dụng muối iốt và không ăn mặn.

– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Định kỳ đưa trẻ đi uống vitamin A 2 lần một năm và sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi.

– Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng.

Vì tương lai trẻ em, vì chất lượng giống nòi, hạnh phúc của gia đình và xã hội – hãy thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em!

Hoằng Quỳ, ngày  28  tháng 5 năm 2022

          Duyệt của Ban biên tập                                                Người viết bài

                   Trưởng ban

 

 

 

                                                                                            Lê Chí Viên


BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM

Bà con và các bạn thân mến !

Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc, năng lực vận động và tư duy kém, dể mắc bệnh tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường. Hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ e độ tuổi dưới 5 tuôi tại huyện Yên Dũng là 11,4%.

- Để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần và tiêm 2 mũi vắcxin VAT phòng, ngừa uốn ván khi sinh. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn uống nhiều hơn bình thường ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và uống viên sắt đầy đủ lúc mang thai đến 1 tháng sau sinh.

- Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu duy trì cho trẻ bú đến 24 tháng. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm ngoài bột, ăn dặm trẻ cần được ăn đủ những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, tôm cua, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, dầu mỡ, rau xanh và các loại trái cây chín, sử dụng muối íôt.

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và uống vitamin A bổ sung. Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun, sán. Hiện nay tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng có phòng tiêm vacxin dịch vụ với đầy đủ các loại, có đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, đạo đức tốt, nhiệt tình, phòng tiêm đạt tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước.

- Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng.

-Vì tương lai trẻ em, vì chất lượng giống nòi hạnh phúc của gia đình và xã hội hãy thực hiện tốt phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Khi bạn có nghi ngờ con, cháu mình bị suy dinh dưỡng ( khi trẻ có các dấu hiệu chậm tăng cân, dụng tóc, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng….) nên cho trẻ đến Trung tâm y tế huyện Yên Dũng để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, để trẻ có thể phát triển bình thường.

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN:
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THỪA CÂN BÉO PHÌ
CHO TRẺ MẦM NON

          1.Suy dinh dưỡng là gì?
         Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và proteincũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chât, tinh thần và vận động của trẻ.
         2. Nguyên nhân
-Do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoăc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
-Do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
-Do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
-Do điều kiện kinh tế xã hội.
        3. Hậu quả của SDD là:
-Tăng nguy cơ mắc bệnh: nhiểm trùng hô hấp, tiêu chảy….
-SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh này xẩy ra và kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng, vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
-Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ càng bị ảnh hưởng trầm trong hơn.
 -Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiêt để trẻ đại tối đa tiềm năng di truyền của mình.
        -Chậm phát triển tâm thần: trẻ suy dinh dưỡng thường là thiếu nhiều chất, trong đó có những  chất rất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ.
Trẻ bị SDD thường bị chậm chạp, lờ đờ, vì vậy giao tiếp xã hôi thường kém, kéo theo giảm khả năng tiếp thu trong học tâp, giảm khả năng tiếp thu trong học tâp.
           4. Xử lý khi trẻ bị suy dinh dưỡng
            Chế độ ăn cân đối hợp lý phối hợp nhiều loại thực phẩm , nên chia nhỏ bữa để trẻ ăn được nhiều hơn và chế biến mềm nhừ để dễ hấp thu. Với những trẻ bị duy dinh dưỡng vì bữa chính trẻ không ăn hết suất nên tăng thêm bữa phụ cho đến khi cân nặng của trẻ trở về bình thường .hằng ngày theo dõi tình hình trẻ ăn ở trường nếu ngày nào trẻ ăn không tốt cần trao đổi với cha mẹ trẻ vào cuối ngày để cha mẹ trẻ tăng cường bữa ăn ở nhà .Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng .Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ,cách chế biến bữa ăn ở nhà để trẻ có chế độ dinh dương tốt nhất cả ở nhà và ở trường. Khi bị nhiểm trùng hoặc tiêu chảy phải điều trị và quan tâm chăm sóc dinh dưỡng trong và sau thời gian mắc bệnh.
           5. Phòng chống suy dinh dưỡng
            Xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng , trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng : Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung , luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
       II. Phòng chống thừa cân béo phì.
       1.Khái niệm
 Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá quy định, tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
           2. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì
            Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, thói quen trong ăn uống: như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
- Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể.
- Ngủ ít cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.
- Yếu tố gia đình, di truyền:Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo, đột biến đơn gen, tác động đa gen.
- Yếu tố kinh tế xã hội
 - Bệnh nội tiết: Do tác dụng phụ của thuốc
3. Hậu quả của chứng thừa cân, béo phì
Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong. Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần ao với da khi vận động. Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và chuyển hóa. Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở trẻ em.
4. Phòng chống thừa cân béo phì
 Để dự phòng thừa cân và béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ
4.1. Chế độ ăn hợp lý
            Ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột. Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa. Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, cần tăng cường hoạt động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya. Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.
4.2. Chương trình sữa học đường
4.3. Chương trình bữa ăn học đường:
Trường mầm non Hoa Phượng đã xây dựng thực đơn hợp lý.
4.4. Tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm trước 21 h.
 4.5. Tăng cường hoạt động thể lực
 4. 6. Theo dõi tăng trưởng
 4.7. Tuyên tuyền, tư vấn cho phụ huynh học sinh
-Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời. Chế biến khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó. Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
-Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
-Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ . Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo Trẻ ăn uống hoạt động tích cực để phòng thừa cân, béo phì
-Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
-Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.
-Trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bì thừa cân, béo phì Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…
 - Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang… Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi… Phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ LỨA TUỔI MẦM NON

DÀNH CHO CÁC BẬC CHA MẸ!

 

     Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ, tầm vóc, năng lực vận động và tư duy kém, dể mắc bệnh tỷ lệ tử vong cao hơn người bình thường. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh suy dinh dưỡng:

1.Những dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ bị suy dinh dưỡng?

·              Chậm tăng cân hoặc sụt cân.

·               Chậm phát triển chiều cao.

·             Teo lớp mỡ dưới da: vòng cánh tay nhỏ hơn 12,5 cm (đoạn giữa cánh tay).

·             Da xanh niêm mạc nhợt.

·             Biếng ăn hay rối loạn tiêu hóa, hay ốm.

·             Cân ặng và chiều cao không đạt chuẩn

2. Tại sao trẻ lại bị suy sinh dưỡng?

 

 

·            Do ăn không đủ: do thiếu ăn (nghèo đói).

·            Do bà mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng và kỹ năng chăm sóc trẻ.

·             Mẹ không có thời gian chăm con.

·             Trẻ mắc các bệnh tiêu hóa và hô hấp.

·             Do cơ địa trẻ: trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ bị dị tật bẩm sinh: sứt môi hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh...

3. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

 

 

·         Trẻ còi cọc, chậm lớn hay ốm vặt.

·         Phát triển vận động chậm, chậm phát triển tinh thần, học kém.

·         Nếu suy sinh dưỡng thấp còi hồi nhỏ lớn lên lại bị thừa cân béo phì do thấp chiều cao khi trưởng thành dễ mắc các bệnh: tiểu đường, mỡ máu cao, tim mạch, huyết áp, xương khớp, sỏi mật, ung thư...

          

 

4.Điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào?

 

Chủ yếu bằng chế độ dinh dưỡng (cần tư vấn bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng).

       -  Bổ sung cá vi chất dinh dưỡng: vitaminA, D, sắt, kẽm, canxi, vitamin nhóm B...

       -  Điều trị các bệnh kèm theo.

            5.Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cho con cha mẹ cần phải làm gì?

 

 

-  Mẹ ăn uống đầy đủ từ khi manh thai tránh bị suy dinh dưỡng bào thai, sinh non.

-  Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và đúng cách.

- Cha mẹ cần trang bị cho mình các kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và kỹ năng chăm sóc trẻ.

- Cha mẹ cần dành thời gian chăm sóc con.

- Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao cho trẻ. Khi thấy trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân cần đi khám bác sỹ ngay để tìm nguyên nhân điều trị.

- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để tránh mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa.

Trên đây là những dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó có biện pháp phòng bệnh và điều trị kịp thời bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY VI CHẤT DINH DƯỠNG CHO TRẺ

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với sức khỏe, tầm vóc và trí tuệ con người, có vai trò thiết yếu đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể lực của trẻ em.

Nếu thiếu Vitamin A sẽ làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ, ảnh hưởng đến chức năng nhìn của đôi mắt. Nếu thiếu Vitamin A nặng sẽ gây mù lòa;

Nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, ảnh hưởng đến phát triển cân nặng của thai nhi, làm giảm khả năng học tập ở trẻ em và khả năng lao động ở người trưởng thành;

Thiếu iốt sẽ gây nên bệnh bướu cổ, kém phát triển trí tuệ, đần độn.

Để Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, hãy thực hiện tốt:

Sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

- Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.

- Không bắt trẻ ăn kiêng khi trẻ bị bệnh.

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.

- Cho trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A một năm 2 lần. Bà mẹ sau khi sinh con trong vòng một tháng cần được uống một liều Vitamin A liều cao.

- Tẩy giun 2 lần một năm cho trẻ em từ 24 – 60 tháng tuổi, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng chống nhiễm giun.

- Phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn, uống đầy đủ và uống thêm viên sắt theo hướng dẫn.

- Sử dụng muối I-ốt hoặc bột canh I-ốt trong chế biến thức ăn.

Để thực hiện tốt Chiến dịch bổ sung viatmin A đợt 1 năm 2022 và kết hợp với tẩy giun đường ruột cho trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, với chủ đề: “Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình phát triển, tăng trưởng về thể lực, tầm vóc và trí tuệ, góp phần quan trọng để nâng cao sức khỏe và đề kháng cho cơ thể ” được tổ chức ngày 01 và ngày 02 tháng 6 năm 2022.

Mục tiêu đề ra là:

- 100% các phường, xã trên địa bàn thị xã tổ chức cân, đo, cho trẻ uống Vitamin A và thuốc giun đồng loạt trong 2 ngày 1-2/6/2022;

- Tỷ lệ trẻ em uống Vitamin A từ 6-60 tháng tuổi đạt trên 98%;

- Tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng uống Vitamin A đạt trên 98%;

- Tỷ lệ cân-đo chiều cao của trẻ từ 0-60 tháng tuổi đảm bảo chính xác và vẽ biểu đồ tăng trưởng cho trẻ đạt 98% (trong sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em);

- Đánh giá đúng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 60 tháng tuổi;

- Tổ chức thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con nhỏ từ 0-24 tháng tuổi tại địa bàn, lồng ghép các hoạt động chương trình mục tiêu;

- Trên 95 % trẻ em từ 24-60 tháng tuổi (cả trẻ đi học và không đi học trong độ tuổi) được uống thuốc trong chiến dịch;

- Sau khi kết thúc chiến dịch, giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 24-60 tháng tuổi so với thực hiện chiến dịch.

Để bảo vệ cho trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, gia đình hãy đưa con, em mình đến các điểm uống bổ xung Vitamin A và cân trẻ của Trạm y tế trên địa bàn từ ngày 01-02/6/2022 và tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO

TRẺ MẦM NON

 “Dinh dưỡng” là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cơ thể của chúng ta. Chính vì thế mà dinh dưỡng luôn luôn là một vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Đặc biệt đối với trẻ mầm non cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là rất cần thiết giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, khoẻ mạnh, trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Ngày nay, chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Bỡi vì trẻ em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Để thế hệ trẻ sau này được khỏe mạnh, thông minh, chủ động, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đó chính là nhờ vào việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các gia đình, các cơ sở giáo dục trẻ và sự chung tay của toàn xã hội. Trong những năm gần đây Trường mầm non Bình Minh xã Cam Chính, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị rất chú trọng đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Mặc dù thế nhưng năm học 2021 – 2022 tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng vẫn còn cao, vẫn còn có trẻ thừa cân, béo phì. Qua cân, đo, chấm biểu đồ vào đầu năm học (Ngày 10-13/9/2021)

Trẻ SDDNC 24/350, tỷ lệ 6,9

Trẻ SDDTC25/350, tỷ lệ 7,1

Trẻ thừa cân, béo phì6/350, tỷ lệ 1,7

Chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường đến cuối năm học hạ tỷ lệ trẻ SDD cả 2 thể

 Để đạt được mục tiêu đề ra ngoài việc nổ lực phấn đấu của nhà trường, của đội ngũ cần sự phối hợp chung tay của các bậc phụ huynh. Nhà trường đề xuất với các bậc phụ huynh một số nội dung thực hiện tại gia đình nhằm hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì như sau:

1. Đối với phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi

- Phụ huynh xây dựng chế độ ăn trong ngày của trẻ phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm đó là: Nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất và chất xơ. Trong đó:

+ Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ.
+ Chất đạm có nhiều trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…
+ Chất béo trong các loại thực phẩm như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bơ và dầu thực vật.
+ Vitamin – khoáng chất và chất xơ có nhiều trong các loại rau – củ – quả.

- Chú ý đến bữa ǎn của trẻ, trong mỗi bữa có khoảng 5-7 loại thực phẩm. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần cung cấp thêm các món chế biến từ các thực phẩm như: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung, luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng.

- Phụ huynh chú ý chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng như vệ sinh môi trường.

- Phụ huynh cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc và tẩy giun cho trẻ theo định kỳ (6 tháng 1 lần)

- Ngoài các bữa chính cần cho trẻ ăn các bữa phụ như phụ sáng khoảng 8h 30 phút đến 9 giờ, chiều khoảng 14h đến 15h. Đặc biệt không nên cho trẻ ăn quà vặt trước giờ ăn sẽ làm trẻ biếng ăn hoặc ăn ít.

- Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe cũng như chế độ ăn, ngủ của trẻ tai trường để thống nhất quan điểm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ nhằm giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa.

* Phụ huynh cần lưu ý:

- Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân nên tăng lượng dầu mỡ vào các bữa ăn cho trẻ, tăng cường cho trẻ uống sữa bột và một số thực phẩm có chứa hàm lượng sữa béo giúp trẻ tăng cân nhanh

- Đối với phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng thấp còi nên tăng thức ăn có nhiều can xi, tăng cường cho trẻ uống sữa bột chứa nhiều can xi, cho trẻ tập các động tác thể dục phát triển chiều cao như vươn vai kết hợp kiểng chân, các động tác đu

2.                 Đối với phụ huynh có trẻ thừa cân, béo phì

Phụ huynh lưu ý trong mỗi bữa ăn của trẻ cần tăng lượng rau, củ quả và giảm lượng dầu mở, không nên cho tre ăn những món chiên rán các loại ngũ cóc và không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt; đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn đêm mà nên cho trẻ ăn các món như hấp, luộc; hạn chế cho trẻ uống sữa và nên uống sữa không có đường hoặc ít đường. Đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được vận động thường xuyên Ví dụ như nhờ trẻ lấy cái ca giúp mẹ, quét nhà giúp mẹ, đuổi gà giúp mẹ vv…; phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen đi bộ, chơi các trò chơi vận động mạnh như chạy, nhảy …; nên tập cho trẻ thói quen tập thể dục như cho trẻ tập các đông tác thể dụ cơ bản, cho trẻ tập lắc vòng, nhảy dây…; nên tập cho trẻ chơi thể thao như tập đá bóng, tung bắt bóng…/.

 

 

Bài tuyên truyền về Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Toàn dân chung sức nâng cao chất lượng xã Nông thôn mới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023

          Kính thưa toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân !

          Xã Hoằng Qùy là xã đi đầu trong mọi lĩnh vực, như phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị và an toàn xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng. Trình độ dân trí phát triển đồng đều, luôn tiếp thu những sự phát triển tiến bộ của xã hội, vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp. Từ kết quả đó xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2016, năm 2022  thôn Phúc Tiên và Đông Nam là 2 thôn tiếp theo trong xã đạt danh hiệu thôn kiểu mẫu. Có được kết quả đó, là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận, chung sức của toàn thể nhân dân trong xã. Với những truyền thống quý báu đó, Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Quỳ không ngừng đẩy mạnh và phát triển đi lên.

          Phát huy truyền thống và  những thành tích đã đạt được, Thực hiện Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020.

          Đảng Ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ xã và sự đồng thuận của nhân dân xã Hoằng Quỳ phấn đấu trong năm 2022 thôn Hảo Nam và thôn Tự Đông về đích   nông thôn mới kiểu mẫu  và phấn đấu năm 2023 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Để thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và Nghị quyết của HĐND xã đã đề ra đạt kết quả tốt, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, các tổ chức đoàn thể, ban ngành trong xã Hoằng Quỳ phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, Mỗi người dân xã Hoằng Quỳ không ngừng ra sức học tập để nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đảm bảo có năng lực thực tiễn trong công việc để nâng cao năng xuất, hiệu quả lao động và công tác; nêu cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, dòng tộc, yêu con người; không ngừng rèn luyện, tu dưỡng.Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao thể lực, xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, đoàn kết, nghĩa tình, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội để trở thành con người kiểu mẫu.

           Hai là, Mỗi gia đình, dòng họ trong xã cần quan tâm giáo dục, vận động các thành viên phấn đấu trở thành con người kiểu mẫu; tích cực thi đua hăng say lao động, sản xuất, kinh doanh để nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng; xây dựng nhà cửa sân, vườn xanh, sạch, đẹp, góp phần thiết thực vào việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tích cực xây dựng gia đình văn hóa, gia đình thể thao, gia đình hiếu học, gia đình hòa thuận, gia đình kiểu mẫu . Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, gương mẫu chấp hành pháp luật, có quan hệ gắn bó, mật thiết với xóm làng, cộng đồng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát truyển của quê hương, đất nước.

          Ba là, mỗi thôn, làng tập trung tuyên truyền, vân động, tạo điều kiện, giúp đỡ để các hộ gia đình thi đua, phấn đấu trở thành gia đình kiểu mẫu, thôn, xã kiểu mẫu; xây dựng và thực hiên có hiệu quả hương ước, đảm bảo gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong, mỹ tục và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương. Nêu cao tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ lẫn nhau.

          Các thôn tổ chức huy động nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng, trước hết là nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng, chỉnh trang nhà văn hóa, cổng chào, khu thể thao; xây dựng các công trình nước sạch, hệ thống thoát nước; thường xuyên quét dọn nhà cửa, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; đóng góp xứng đáng vào công trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu để xã trở thành xã kiểu mẫu.

          Bốn là, Các thôn, làng văn hóa trong xã thi đua khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động sẵn có ở địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, vân động, làm giàu; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào xây dựng thôn, làng, văn hóa kiểu mẫu; phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phát động toàn dân tham gia văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; quan tâm xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.

Các thôn xây dựng kế hoạch chi tiết để tập trung thưc hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo phương châm :“ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”; căn cứ tình hình thực tế ở mỗi thôn, làng lựa chọn những mô hình kiểu mẫu đẹp phù hợp với địa phương, với phương châm phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Phấn đấu mỗi Thôn Làng đều có mô hình kiểu mẫu, như đoạn đường kiểu mẫu, vườn mẫu, quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân; đồng thời xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực cụ thể, bảo đảm hoàn thành mục tiêu xây dựng thôn kiểu mẫu để xã trở thành xã kiểu mẫu trong năm 2023.

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO VÀ THÔN KIỂU MẪU

Thực hiện quyết định của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, công nhận và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, Kế hoạch mỗi năm xây dựng một thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu của Huyện Hoằng Hóa Đảng ủy xã Hoằng Đạt đã ban hành Nghị quyết về xây dưng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành lập các Tiểu ban xây dựng thôn NTM kiểu mẫu; UBND xã xây dựng kế hoạch mỗi năm xây dựng 1 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và ban hành các hướng dẫn thực hiện các tiêu chí. Trong thời gian qua, cấp ủy, chi bộ, ban công tác mặt trận các thôn đã ban hành được các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch, lộ trình xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

          Để xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu mỗi người dân và mỗi đoàn viên, hội viên các đoàn thể xã phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên và toàn thể nhân dân phải hiểu rõ và tuyên truyền, vận động gia đình, mọi người xung quanh hiểu được xây dựng nông thôn mới nâng cao và NTM kiểu mẫu là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Hai là: Mỗi Cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương gắn với từng thôn cụ thể như cây keo, cây ăn quả…

Ba là: Mỗi Cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động nhân dân kiên cố hoá đường giao thông, thủy lợi các tuyến đường có rãnh thoát nước, có biển báo chỉ dẫn, góp phần hiện hại hoá nông thôn;

Vận động các hộ gia đình cải tạo  khuôn viên nhà ở đồ đạc mỗi gia đình phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học;

Các công trình vệ sinh, vườn ao, chuồng trại phải được đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật có tầng hầm bioga;

Tích cực trồng  hoa, cây xanh ven đường và có hệ thống điện chiếu sáng,  thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.

100% hộ dân cư có nhà tiêu, nhà tắm , bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch theo quy định.

Có mô hình bảo vệ môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu công cộng) hoạt dộng thường xuyên, hiệu quả thu hút sự tham gia của nhân dân trong thôn.

Bốn là: Các gia đình, cá nhân cần gương mẫu thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh khai thác các nhà văn hoá, điểm vui chơi cộng đồng phục vụ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong thanh thiếu nhi, người cao tuổi và các tầng lớp nhân dân.

Năm là: Xây dựng lộ trình, kế hoạch chi tiết để tập trung thưc hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao theo phương châm“Dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”. “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Phấn đấu mỗi thôn đều có mô hinh kiểu mẫu như đoạn đường kiểu mẫu, tổ dân cư kiểu mẫu, quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân. Đồng thời huy động nguồn lực cụ thể bảo đảm hoàn thành mục tiêu xây dựng thôn kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian sớm nhất.

Để Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả tốt. Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới nâng cao xã Hoằng Đạt đề nghị mỗi cán bộ, mỗi đảng viên và mỗi người dân phải là lực lượng đi đầu trong thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện NTM kiểu mẫu, thực hiện thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM văn minh”,nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHỈNH TRANG NHÀ Ở, VƯỜN HỘ, CÔNG TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Xã Thach kênh trong thời gian qua các tổ chức đoàn thể phối hợp với Ban công tác mặt trận các thôn đã có cuộc khảo sát đến từng hộ gia đình để khảo sát về nhà ở, công trình phụ trợ, vườn hộ, công trình chăn nuôi.

Và qua kết quả khảo sát cho thấy trong tiêu chí nhà ở và công trình phụ trợ đa số các hộ dân nhà cửa sắp xếp chưa thực sự gọn gàng, ngăn nắp, chưa sạch sẽ đảm bảo theo tiêu chuẩn 5 không 3 sạch mà chị em phụ nữ của hộ gia đình đã cam kết. Trong tiêu chí vườn hộ và công trình chăn nuôi nhiều hộ còn rậm rạp, các loại cây không cho hiệu quả chưa được phát dọn, công trình chăn nuôi một số hộ còn bố trí chưa hợp lý, nhiều hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm cho những hộ xung quanh.

Kính thưa toàn thể nhân dân.

          Xây dựng khu dân cư mẫu , vườn mẫu là 1 trong 20 tiêu chí xây dựng NTM và là tiêu chí khó nhất trong 20 tiêu chí bao gồm các chỉ tiêu như tuyến đường mẫu, hàng rào xanh, chỉnh trang vườn hộ , vệ sinh môi trường , sắp xếp nhà cửa gọn gàng, và đây là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, đây là vấn đề lớn đòi hỏi ý thức cao của người dân, sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của chính quyền. Trên địa bàn xã Thach kênh một số hộ gia đình hiện nay vẫn không có thói quen sắp xế nhà cửa gọn gàng, làm vệ sinh xung quanh khu vực mình sống, chăn nuôi thì xả thải trực tiếp ra môi trường, vườn hộ thì chưa được cải tạo và đã cải tạo thì cũng chưa sử dụng hết diện tích còn để hàng rào tạp rất nhiều,...

Để đạt được tiêu chí 20, tiêu chi khu dân cư mẫu, vườn mẫu Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã nhà rất mong bà con nhân dân toàn xã hãy chung tay cùng cấp ủy Đảng và chính quyền thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường khu dân cư, khử trùng tiêu độc khu vực chuồng trại, đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải tại các hộ gia đình và xây dựng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn. Thực hiện tốt hương ước - quy ước nông thôn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn dân cư .

          Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường (tiêu biểu như làm bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi); tạo môi trường trong lành và cảnh quan Sáng-  xanh - sạch - đẹp; chỉnh trang lại đường làng ngõ xóm, khuôn viên gia đình sạch đẹp và xây dựng các công trình vệ sinh kiên cố, đạt chuẩn. Không xả rác thải bừa bãi gây ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, ngưng trước khi thu hái theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, vỏ lọ, bao gói thuốc cần được thu gom tập kết vào một nơi quy định. Chăm sóc bồn hoa, hàng rào xanh khu vực quanh vườn nhà mình, tuyệt đối cấm thả rông trâu bò phá hoại cây xanh và có ý thức khi phát hiện trâu bò phá hoại cây xanh.

Việc chăm sóc hàng rào xanh, vệ sinh môi trường phải thành thói quen của mỗi hội viên Hội phụ nữ

          BCĐ NTM xã kêu gọi sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên, trách nhiệm cao của bà con nhân dân trong việc sắp xếp nhà ở, chỉnh trang vườn hộ, công trình chăn nuôi của hộ gia đình mình từ việc nhỏ nhất như sắp xếp quần áo, vật dụng gọn gàng, cuốc xởi cỏ trong vườn, chặt phá cây tạp…đến việc di dời các công trình chăn nuôi bất hợp lý.

Kính thưa toàn thể nhân dân

 Để xây dựng thành công xã kiểu mẫu cấp ủy Đảng và chính quyền xã Hoằng Quỳ rất cần sự chung tay góp sức của toàn nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ trên. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm chung tay, góp sức của mỗi người dân, quyết tâm xây dựng nông thôn mới xã Hoằng Quỳ ngày càng giàu đẹp và văn minh, xứng đáng là miền quê đáng sống./.

Hoằng Quỳ, ngày      tháng   năm 2022

          Duyệt của Ban biên tập                                                Người viết bài

                   Trưởng ban

 

 

 

                                                                                      Đặng Thị Thu Hương

 

  
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184