MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ XÃ HOẰNG HỢP

Đăng lúc: 16:27:00 19/11/2024 (GMT+7)

 

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ XÃ HOẰNG HỢP

 

Hoằng Hợp là một xã thuần nông nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, cách Quốc Quốc lộ 2 km, cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 10 Km. Có tổng diện tích tự nhiên là 435,7 ha, Toàn xã có tổng số hộ là 1.527 hộ, với 5.579 nhân khẩu là một xã có nhiều di tích lịch sử đã được công nhận cấp tỉnh có giá trị về lịch sử văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật như di tích đền thờ Lê Hoàng Công, đền thờ An Phú, chùa Thiên Phúc, đình làng Đức Giáo

1. Đền thờ Lê Hoàng Công

Đền thờ Lê Hoàng Công trước đây thuộc làng Cuội, tổng Lỗ Hương, huyện Mỹ Hóa ngày nay là Thôn Nhân Vực, xã Hoằng Hợp, huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa. Tương truyền hơn 950 năm về trước cụ tổ Trần Gia Trân và cụ bà Lê Thị Duyên đã sinh cơ lập nghiệp tại mảnh đất này. Vì hiếm muộn đường con cái ông bà nhờ người sửa lại ngôi mộ ở khu đất Mã Lạch, ít lâu sau bà vợ ông mang thai và sinh được một người con trai. Chàng trai lớn nhanh như thổi, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Năm 1163 ông được nhà vua phong chức quan Bắc Hậu Ôn Hòa Đại Vương Lê Hoàng Công. Ông đã nhờ sự trợ giúp của Thần Núi, Thần Sông ông đã đánh tan quân giặc. Để đền đáp công ơn đó ông đã cho chọn một khu đất Mã Cò cho nhân dân lập đàn tạ ơn Thần Sông, Thần Núi đã giúp ông đánh thắng quân thù và cũng chính trên mảnh đất này ông đã hóa thân về trời. Để tưởng ghi công của ông và lưu truyền về đời sau nhà Vua đã cho lập đền thờ và phong cho ông chức Thượng Thượng Đẳng Tôn Thần và nhiều sắc phong và nhiều mỹ tự khác. Đến nay nhân dân làng chúng ta vẫn còn giữ được 39 đạo sắc phong và 2 long ngai thánh thẻ.

Cách đây 29 năm, ngày 18 tháng 9 năm 1989 làng Nhân Vực vinh dự được sở văn hóa thông tin và du lịch Thanh Hóa công nhận và xếp hạng Đền thờ Đức thánh Lê Hoàng Công là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Để tưởng nhớ hàng năm người dân trong làng đã tổ chức làm lễ giỗ bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 2 âm lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

( Đền thờ Lê Hoàng Công )

 

2. Đình làng Đức Giáo

Đình làng Đức Giáo trước đây có tên là đình làng Bái Thượng sau này đổi tên thành đình làng Đức Giáo. Đình làng Đức Giáo được xây dựng từ xa xưa, đến năm 1944 cụ cửu Khanh cùng làng trùng tu tôn tạo và giữ nguyên vẹn cho đến nay. Theo truyền thuyết Đình làng Đức Giáo thờ ba vị thần: Đỗ Cao Sơn chức vị vua ban là  Thượng Đẳng Tối Linh thần; Lê Phụng Hiểu chức vị vua ban là Võ Vệ tướng quân

và đô thống thượng tướng quân tước hầu Nguyệt Nga  công chúa. Đình làng còn thừo các vị thần của làng đã khai cơ lập ấp tạo dựng nên làng được gọi là Nhân Thần đó là ba vị: Ông Phạm Ngọc Độc; Ông Lê Tiến Bình; Ông Toà Thuần Hoá

Làng còn lưu giữ cho đến ngày ngay 2 bản Thần phả, 10 đạo sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn, Các bản sắc phong được dịch như sau:

Cao Sơn Đại Vương được phong Thần Hoàng Làng

Lê Phụng Hiểu được phong Phúc Thần Thành Hoàng Làng

Nguyệt Nga Công Chúa được phong Phúc Thần Làng

Nhân dân làng Đức Giáo thờ các vị thần hàng năm vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch.

Vinh dự được sở văn hóa thông tin và du lịch Thanh Hóa công nhận và xếp hạng Đình Làng Đức Giáo là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2000.

Hàng năm nhân dân nơi đây thường tổ chức tế lễ thành Hoàng Làng vào ngày 8 tháng 2 âm lịch.

 

 

 

 

 

 

( Đình làng Đức Giáo )

 

3 Đền thờ An Phú

Hiện đang thờ ba vị thần: Thứ nhất Tích Lịch Đô Quang hay còn gọi là thần sấm sét, giúp cho mưa thuận gió hoà bảo vệ mùa màng tươi tốt, đã được ghi lại trong cuốn địa chí Hoằng Hoá “ Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư”. Thứ hai Vạn Phúc phu nhân tức là Đức Thánh Mẫu được vua Tự Đức cấp sắc và phong công trạng là vị thần hộ quốc giúp nhà vua  lua công việc. Thứ ba Mai Hoa công chúa đã có công dẹp loạn, giúp dân dập tắt dịch bệnh thời vua Cảnh Hưng năm 1740 đến 1786. Đền có lịch sử xây dựng hơn 700 năm được các thế hệ sau tôn tạo và bảo tồn. Hàng năm cứ vào ngày 7/2 âm lịch là nhân dân lại tổ chức lễ hội tưởng nhớ  đến các vị thần.

Năm 1996 đền thờ An Phú vinh dự được sở văn hóa thông tin và du lịch Thanh Hóa công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Để tưởng nhớ hàng năm người dân trong làng đã tổ chức làm lễ giỗ bắt đầu từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 2 âm lịch.

 

 

 

 

( Đền thờ An Phú)

 

4. Chùa Thiên Phúc

Chùa Thiên Phúc còn có tên gọi là chùa Đức Giáo. Thiên Phúc hiểu theo nghĩa hán việt có nghĩa “ Nghìn điều phúc” do vậy Thiên Phúc là tên gọi bao quát một hàm ý cầu mong của chúng sinh vượt qua mọi ràng buộc khổ ải để vươn tới  cái nghiệp đức sáng trong, tâm hồn thanh thản, bao quát như  Thiên Phúc đã đặt

Chùa Thiên Phúc được xây dựng ở hạ lưu  ngã ba đầu nơi sông Chu và sông Mã hợp lưu, phía bên hữu ngạn là sông Mã là dãy núi Hàm Long chạy dài từ đông sang tây . Chùa Thiên Phúc ở tả ngạn sông Mã, Chùa hiện nay toạ hướng tây thuộc thửa đất số 626A.

Năm 2000 chùa Thiên Phúc vinh dự được sở văn hóa thông tin và du lịch Thanh Hóa công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Hàng năm nhân dân nơi đây thường tổ chức lễ hội vào ngày 8 tháng 2 âm lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

( Chùa Thiên Phúc ) 
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184