Sản xuất vụ đông tạo nên của cải vật chất, phát triển kinh tế địa phương

Đăng lúc: 17:04:08 04/10/2023 (GMT+7)

Sản xuất vụ Đông năm 2023-2024 diễn ra trong tình hình giá cả một số vật tư phục vụ nông nghiệp vẫn tăng, nhất là giá phân bón dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất. Bên cạnh đó tình trạng thiếu lao động cục bộ dẫn đến khó khăn, thách thức lớn đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu, đổi mới phương thức, loại cây trồng, thời vụ. Để ổn định sản lượng, đồng thời duy trì quy hoạch, phát triển vùng sản xuất các nhóm cây truyền thống, các nhóm cây sản xuất hàng hoá, nhóm cây vùng rau an toàn, rau sạch theo hướng VietGAP, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

              Căn cứ vào thực tế sản xuất vụ Thu- Mùa năm 2023, UBND xã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2023-2024 với  Tổng diện tích:        95 ha. Trong đó:

       - Ngô:                                5  ha

               - Khoai lang, khoai tây:       5  ha

              - Rau màu các loại:           85 ha. Trong đó duy trì diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP27,5 ha.

z4752813713101_783a5496185cba8eeca36cdc0c24ded4.jpg

Nhân dân chăm sóc mướp sau áp thấp nhiệt đới gây ngập úng cục bộ

                Chủ trương và các giải pháp:
                a. Chủ trương chung:

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2022, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

z4752813772485_722d20f45282719f5ca19ca8fe19d048.jpg

Nhân dân vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho sản xuất vụ đông

*  Nhóm cây hàng hoá và rau an toàn:

- Mở rộng tối đa diện tích đất trồng vụ Đông, hạn chế tình trạng để đất trống. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, xúc tiến xây dựng vùng sản xuất tập trung; duy trì ổn định các nhóm cây trồng truyền thống.

- Đảm bảo tưới, tiêu chủ động để nhân dân yên tâm, nhân rộng các mô hình sản xuất và xem sản xuất vụ đông thực sự có tầm quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế trong năm 2024.

 *  Nhóm cây lương thực và cây có hạt:

 Mở rộng diện tích cây đậu tương trên đất 2 lúa, ổn định diện tích khoai lang, khoai tây, cây ngô tuỳ vào quỹ đất trong cơ cấu cây vụ đông. Khuyến khích mở rộng sản xuất theo hợp đồng với các công ty, từng bước thực hiện tốt mối liên kết “4 nhà” gồm: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất lâu dài, bền vững.

- Mỗi thôn, mỗi hộ gia đình mở rộng, duy trì ổn định diện tích sản xuất vụ đông từ 60 - 70% diện tích canh tác trở lên.

- Đưa nhanh khuyến cáo các tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất, đổi mới phương thức chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân dân dễ tiếp thu hơn.

- Các cấp uỷ chi bộ, trưởng thôn, các nghành đoàn thể tập trung chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất vụ đông để nâng cao sản lượng và giá trị thu nhập.

Các giải pháp chủ yếu:

* Về giống: Cơ cấu giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp nhu cầu của thị trường.

- Đối với cây ngô: Trên đất 2 lúa cần tập trung gieo những giống ngô hàng hóa ngắn ngày như ngô ngọt, ngô nếp, MX4, ngô rau. Khuyến cáo nông dân làm ngô bầu, ngô bánh, ngô mạ trước khi đưa ra ruộng từ 5-7 ngày để chủ động về thời vụ và tránh thời tiết bất lợi gây ra. Sử dụng các giống ngô lai đơn có thời gian sinh trưởng ngắn như CP333, CP111, PAC339.

- Khoai lang: Sử dụng các loại giống khoai lang nhật chất lượng cao, các giống như KL5, VX-37.

- Đối với cây rau màu: Cây bầu, bí xanh, đậu leo, su hào; dưa leo; cà tai, mướp đắng, cà chua leo. Tiến hành trồng một số loại rau trong nhà lưới như: Cà chua leo và các loại rau màu có giá trị kinh tế.

* Về thời vụ:

Các trà lúa Mùa chín tới 75- 80%, tranh thủ thời tiết nắng, thu hoạch ngay, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Vụ Mùa thu hoạch đến đâu, các đơn vị đôn đốc các chủ máy cày giải phóng đất ngay đến đó. Cần tranh thủ thời vụ để gieo trồng vụ Đông càng sớm càng tốt. Tập trung chăm sóc ngay từ đầu vụ để cây trồng sinh trưởng, phát triển ổn định.

- Cây ngô: Làm ngô mạ vào bẹ chuối có phủ cát để hạ xong trước ngày 05/10/2023. Đối với ngô ngọt, ngô nếp hạ xong trước ngày 10/10/2023.

-  Khoai lang: trồng dây giống từ ngày 26/9 - 26/10/2023.        

-  Rau màu: Tuỳ vào khả năng đầu tư và quỹ đất để gieo trồng cơ cấu rãi vụ làm nhiều trà để cung cấp ổn định, tránh ứ đọng sản phẩm nhiều cùng một thời điểm. Có thể gieo từ ngày: 26/9 - 26/12/2023.

z4752813769695_8bc4e4988a3a5949b2b9377df5650ebb.jpg

BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
                Công tác tuyên truyền.

Đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân thay đổi nhận thức, coi sản xuất vụ đông là vụ sản xuất chính để mọi người, mọi nhà đều tổ chức làm vụ đông các vụ khác trong năm theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật để khuyến khích nông dân mở rộng diện tích cây vụ đông và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng có hiệu quả giống, phân bón, thuốc BVTV.

Tiếp tục tuyên truyền về Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2022, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ, phát triển cây trồng hàng hóa tập trung, khắc phục sự manh mún trong sản xuất, nhất là đối với rau an toàn.

z4752813770131_a080f9771b4e6118372d02ba2326e273.jpg

Công tác chỉ đạo.

- Đối với các nghành, đoàn thể và các thành viên Ban chỉ đạo sản xuất, thường xuyên chỉ đạo việc tổ chức thực hiện ở cơ sở. Bám sát mục tiêu kế hoạch đã đề ra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các Chủ trương, biện pháp thúc đẩy sản xuất đạt hiệu quả cao.

- HTX DV NN: Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ, thường xuyên đấu mối cùng các thôn để phối hợp điều tiết nước tưới trong quá trình sản xuất, nhất là các vùng quy hoạch chuyển đổi rau màu, rau an toàn và vùng vàn cao. Chủ động kế hoạch với các chủ máy cày giải phóng đất kịp thời, hợp lý trong khung thời vụ. Xây dựng kế hoạch gắn sản xuất với tiêu thụ rau an toàn cho các hộ thuộc vùng sản xuất rau an toàn và tổ chức triển khai thực hiện.

- Đối với cán bộ khuyến nông: Tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Thường xuyên theo dõi dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, khuyến cáo các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Đối với các thôn:

+ Trên cơ sở các Chủ trương, kế hoạch sản xuất vụ đông 2023- 2024 của UBND xã đã triển khai, các đồng chí cấp uỷ, trưởng thôn quy vùng sản xuất cho từng loại cây trồng, nhất là đối với cây rau màu hàng hoá. Các thôn có diện tích rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải tăng cường chỉ đạo nhân dân sản xuất khép kín theo vùng quy hoạch, đã được công nhận VietGAP và hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Triển khai đồng bộ kế hoạch sản xuất đến các hộ nông dân để thực hiện.

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân gieo trồng hết chỉ tiêu diện tích cây vụ đông.

+ Tổ chức làm thuỷ lợi nội đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa để phục vụ tốt trước khi bước vào thu hoạch vụ mùa. Nạo vét kênh tiêu, kênh tưới, kênh nội đồng và giải phóng ách tắc trên kênh để tiêu úng kịp thời khi bão lụt xảy ra, đồng thời đảm bảo phục vụ điều tiết nước tưới cho vụ đông.

z4752813717350_0394b1689a28d59d1ba5bde841e11061.jpg

  Sản xuất vụ đông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội năm 2023 - 2024 Đây là vụ sản xuất có ý nghĩa to lớn để nâng cao sản lượng lương thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, yêu cầu các ban nghành, HTX DV NN và các đơn vị thôn cần tập trung chỉ đạo tổ chức, điều hành một cách cương quyết, cụ thể, hướng dẫn nông dân thực hiện dành thắng lợi trong sản xuất vụ đông năm 2023 – 2024.


Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184