Sơ kết vụ đông năm 2023 - KH sản xuất vụ xuân năm 2024

Đăng lúc: 14:32:29 20/12/2023 (GMT+7)

Vụ đông năm 2023- 2024 diễn ra trong điều kiện đầu vụ ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 và số 5; nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, Chính quyền, phối hợp chặt chẽ với MTTQ xã, các ban nghành, HTX DV NN, cùng các thôn, đôn đốc nhân dân khắc phục khó khăn triển khai sản xuất các trà cây trồng gối vụ, rãi vụ, thúc đẩy sản xuất và cơ cấu cây trồng vụ đông đạt kết quả nhất định về chỉ tiêu.

                I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

          Diện tích gieo trồng tính đến ngày 05/12/2023 là: 91,0 ha. Đạt 75,21% KH.

          * Trong đó:

          -  Ngô                                                      1,50 ha =    20,0% KH

          -  Khoai Tây, Khoai lang                          0,5 ha =      8,3% KH

          -  Đậu tương                                                 0 ha =      0,0% KH

          -  Rau màu các loại                                89,00 ha =  104,7% KH

          Nguyên nhân giảm diện tích vụ đông do: tâm lý của một bộ phận không nhỏ người dân không tha thiết với việc sản xuất, lực lượng lao động của địa phương địa làm tại các công ty nhà máy… cho thu nhập ổn định dẫn đến diện tích sản xuất vụ đông như cây đậu tương, cây ngô trên đất 2 lúa giảm nhiều, bên cạnh đó diện tích lúa gặt máy gốc rạ cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó mở rộng diện tích vụ đông trên đất 2 lúa. Công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên; công tác chỉ đạo, điều hành của các thôn chưa thật sự cương quyết.

z4818813226173_5c6157409c35ecefcb05bf4ef0986afd.jpg

            II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI:

          Để đảm bảo diện tích, năng suất, đặc biệt là nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Cần triển khai thực hiện một số biện pháp trong thời gian tới như sau:

          - Tranh thủ thời tiết đang thuận lợi, tích cực chăm sóc, bảo vệ các loại cây đã gieo trồng. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo trồng gối vụ, rãi vụ các loại cây rau màu như: Rau mùi, cải, đậu leo, su hào, cà chua, bí, mướp,...

          - Thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện sâu bệnh gây hại cây trồng như: rệp ngô, sâu khoang hại đậu tương, đậu xanh, rau, bí xanh, cà chua, dưa chuột,; sâu đục thân, đục quả, bệnh nấm mốc sương, héo rũ,...

          - Về thủy lợi: Phân bổ điều hành nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh nạo vét kênh nội đồng. Triển khai đắp bù phụ lề kênh mương, đường giao thông nội đồng xong trước 31/12/2023. Đặt cống, sửa chữa kênh mương lún sụt, tu sửa nhỏ hệ thống kênh mương chủ động phục vụ tưới tiêu, giao thông  kịp thời thu hoạch vụ đông, vừa đảm bảo chuẩn bị tốt cho kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024.

Phần thứ hai

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2024

 

          Giữ ổn định diện tích trà lúa xuân muộn. Bố trí lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với bộ giống cây trồng trên từng chân đất:

          - Chân đất 2 Lúa- Màu, 2 Lúa, 100% Lúa xuân muộn.

          - Chân đất Lúa- Màu, chuyên Màu: cơ cấu lạc xuân, ngô, đậu, rau và các loại cây trồng hàng hóa.

I. MỤC TIÊU:

          1. Mục tiêu chung:       

- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nghành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời vụ, cơ cấu giống tăng diện tích lúa lai, các giống có tiềm năng, năng suất cao, kháng sâu bệnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa, tập trung gắn liền với thị trường, duy trì và nhân rộng mô hình xây dựng cánh đồng rau an toàn, cây trồng hàng hóa và vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Mở rộng diện tích cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất giảm chi phí đầu vào, giảm sức lao động cho người dân, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

          2. Mục tiêu cụ thể:

          Tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân:        212,05 ha. Trong đó:

          + Cây lúa:                                                        132,3   ha.

          + Cây Ngô và Khoai lang:                                    5      ha.

          + Cây Lạc:                                                            5       ha.

          + Rau màu các loại:                                           69,75  ha.

z4818813388913_d412f41a0ad701321ca9d2db2dfb9b24.jpg
Nông dân tái sản xuất vụ đông

II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp về chỉ đạo và điều hành.

          Theo nhận định của trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia trong những tháng cuối năm 2023 và đến tháng 3/2024, hiện tượng El Nino (pha nóng) vẫn tiếp tục duy trì với xác xuất 85- 95 %, cường độ có xu hướng giảm dần. Nhiệt trung bình phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,5- 1,5oC: không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm, rét hạt có khả năng hoạt động muộn hơn so với trung bình nhiều năm.

Nâng cao năng lực hoạt động của HTX DV NN  và các cá nhân có phương tiện sản xuất nhằm cung cấp tốt các dịch vụ phuc vụ sản xuất như: Dịch vụ giải phóng đất, dịch vụ cung ứng giống, DV cung ứng vật tư nông nghiệp, DV nước tưới, DV mạ khay, máy cấy; gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản.

          Thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống, phân bón, thuốc BVTV đối với các cơ sở kinh doanh giống và vật tư mông nghiệp trên địa bàn toàn xã. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, kinh doanh các loại giống không có trong cơ cấu cây trồng của UBND xã, vật tư nông nghiệp không đảm bảo chất lượng.

          Cấp ủy của 5/5 thôn tăng cường trách nhiệm, làm việc với các chủ máy cày để đẩy nhanh tiến độ giải phóng đất, cày ải xong trước ngày 31/12/ 2023; có kế hoạch làm đất đối với diện tích sâu trũng, diện tích nhân dân bỏ hoang do hạn chế về khâu làm đất, hướng dẫn các hộ dân có đất bỏ hoang xứ lý cỏ dại trước khi cày ải, làm dầm; chỉ đạo nhân dân ngâm ủ mạ và xuống đồng gieo cấy lúa chiêm xuân theo đúng khung thời vụ chung của xã. Nhất là hợp đồng chặt chẽ với các chủ máy cày để giao đất đảm bảo điều kiện về thời gian và chất lượng đất cho nhân dân xuống đồng cấy, không để xảy ra tình trạng chậm thời vụ.

z4818813247932_465e287810072d809ff4e5704aa67880.jpg

                 2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện các chính sách nông nghiệp.

          Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 11/01/2019 của ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXVII, các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai, về phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao, nông nghiệp sạch vào sản xuất và Quyết định số 92-QĐ/HU ngày 30/11/2020 của BCH Đảng bộ huyện về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, giai đoạn 2020- 2025 để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, phát huy được lợi thế, đủ sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

3. Các giải pháp về cơ cấu giống và thời vụ.

3.1 Về cơ cấu giống:

          a. Đối với cây lúa.

          Cơ cấu 100% trà xuân muộn. Thực hiện luân canh sử dụng các giống lúa thích hợp, có thời gian sinh trưởng trung bình, chất lượng cao, có năng suất cao để tăng hiệu quả sản xuất, không cơ cấu một loại giống qua nhiều vụ. Mỗi vùng chỉ cơ cấu từ 1- 2 loại giống có thời gian sinh trưởng tương đương nhau để thuận lợi cho việc chăm sóc, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh.

- Nhóm giống lúa lai: Thái Xuyên 111, Phú Ưu 978.

- Nhóm giống lúa thuần: Thiên ưu 8, TBR89, VNR 20, Bắc Thịnh, Nếp thơm.

          Tất cả các trà mạ cần phải che phủ 100% Ni lông để đảm bảo nhiệt độ cho mạ sinh trưởng tốt, tránh rét, chim, chuột, tạo thế chủ động cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

          * Đối với vùng lúa nông sản - chất lượng; Diện tích từ 110- 130 ha; cần cơ cấu tập trung: 2 loại giống cho một vùng trong nhóm giống chủ lực: Thái Xuyên 111, Thiên ưu 8, TBR89.

          Mỗi vùng lúa cao sản cơ cấu 2 loại giống trong số giống trên.

TT

Đơn vị

Diện tích

(ha)

Xứ đồng

 

1

 

Thôn Nhân Hòa

 

41,0

Đồng nổ, gốc bàng, đồng tròn, đồng hẻm, đồng sồng, đồng chối, đồng trên, kỹ thuật, đồng nếp, cổ hạc, bức sen, cồn dừa, phụ nữ.

2

Thôn Quý Thọ

9,0

Đồng Cuội, cửa trường, chăn nuôi.

3

Thôn Bính Ất

16,0

Khu thuật, sau vườn, vùng 34, đồng đất, Hỏa bái.

4

Thôn Thanh Minh

23,0

Kỹ thuật, móng tráng, con cá, ke gà, nấp mới.

5

Thôn Đức Tiến

29,0

Dọc cáo đôi, ngõ lũy, cây đa, bỗng ông Tùng, cây dầu, hàng chài, cáo đôi, cồn đèn, bệ pháo, đường dừa, nhà hưng, đồng bái.

Cộng

118,0

 

* Đối với các vùng còn lại: diện tích 24,3 ha. Cơ cấu các loại giống: Phú Ưu 978, TBR 89, VNR 20.

          b. Đối với cây Ngô:

          Sử dụng chủ yếu các giống ngô lai đơn có năng suất cao, kết hợp tăng đầu tư thâm canh để đạt nắng suất và hiệu quả cao nhất. Gồm các giống: B06; CP555, P111.

          c. Đối với cây Lạc:

          Tập trung chủ yếu sử dụng các giống lạc lai có tiềm năng năng suất kháng sâu bệnh. Áp dụng che phủ Ni- lon hoặc sử dụng rơm rạ che phủ để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm và tạo chất hữu cơ cải tạo đất. Cơ cấu giống: L18; L14.

          d. Đối với cây đậu tương, đậu xanh:

          - Giống đậu tương: DT 84; DT96.

          - Giống đậu xanh: DX02; DX044.

         z4818813226266_a3ef6ad4ee5fabfab10c5d4195e9dd07.jpg

3.2 Về thời vụ:

          a. Đối với cây lúa:

          Vụ Chiêm Xuân 2023- 2024 tiết “Đại hàn” vào ngày 21/01/2024 (tức 11/12/2023  âm lịch), đây là giai đoạn có tần suất rét đậm nhất trong năm; tiết  “lập xuân” vào ngày 04/02/2024 (tức 25/12/2023 Âm lịch). Trên cơ sở đó để bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp theo nguyên tắc cơ cấu 100% trà xuân muộn, đảm bảo lúa phân hóa đòng và trổ gặp thời tiết thuận lợi tránh được rét cuối vụ và gió Tây Nam khô nóng khi lúa trổ. Cụ thể:

          -Trà đầu gồm các giống: Thái Xuyên 111, Phú Ưu 978. Gieo mạ từ 01- 03/01/2024 (tức ngày 20/11 – 22/11 âm lịch năm 2023). Tổ chức xuống đồng cấy khi tuổi mạ đạt 3,5- 4 lá).

          -Trà sau gồm các giống: Thiên Ưu 8, TBR279, VNR 20, Nếp thơm. Gieo mạ từ 03- 05/ 01/2024 (tức ngày 22/11 – 24/11 âm lịch năm 2023). Tổ chức xuống đồng cấy khi tuổi mạ đạt từ 3,0- 3,5 lá.    

          Lưu ý: Không gieo mạ xuống những chân ruộng sâu trũng gây ngập úng cục bộ làm chết mạ, ảnh hưởng đến thời vụ và tăng chi phí. Tuyệt đối không gieo mạ và xuống đồng cấy vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15\0C.

          Đối với gieo mạ khay để sử dụng máy cấy. Thời gian gieo mạ trước khi cấy từ 12- 15 ngày.

b. Đối với cây màu:

          Tranh thủ đất có độ ẩm tiến hành gieo để tránh gió Tây Nam khô nóng và lụt tiểu mãn làm giảm năng suất.

          - Cây ngô: Gieo từ 05- 20/02/2024.

          - Cây lạc: Gieo từ 05- 15/02/2024.

          - Cây đậu tương và đậu xanh: Gieo từ 10- 20/02/2024.

- Rau màu các loại:

          Cần gieo rãi vụ, gối vụ. Thời vụ từ 10/01/2024, tùy vào quỹ đất. Gieo giống vào luống, vườn ươm để đảm bảo cây giống tốt.

          * Đối với vùng quy hoạch Rau an toàn theo hướng VietGaP.

          Duy trì diện tích 30,0 ha ở các thôn: Nhân Hòa, Quý Thọ, Bính Ất, Thanh Minh. Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất và quỹ đất của từng thôn để lựa chọn và bố trí các nhóm cây trồng có giá trị hàng hóa cao, theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ để đưa vào sản xuất, nhưng nên áp dụng công thức luân canh, xen canh gối vụ, trái vụ để khai thác tối đa đất đai đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau màu, sản phẩm rau hữu cơ.

20150924_163421.jpg 

3. Các giải pháp kỹ thuật:

           Ngoài các biện pháp bố trí đúng thời vụ và cơ cấu giống cây trồng, cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Tổ chức diệt chuột đồng loạt trên toàn xã đợt 1 trước ngày gieo mạ, từ ngày 31/12/2023 - 05/01/2024; đợt 2 sau khi cấy lúa từ ngày 15- 20/02/2024. Tập trung vào biện pháp sử dụng bả sinh học để tăng hiệu quả sử dụng.

          - Đẩy nhanh chuyển giao các tiến bộ KHKT đến hộ sản xuất, thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất cho mỗi loại cây trồng ở từng chân đất. Nhất là vùng thâm canh lúa NS, CL, HQ cao, vùng rau an toàn, rau sạch theo hướng VietGaP và sản xuất cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

          - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương cày giải phóng đất, để phơi đất, làm tăng độ phì, ngăn ngừa cỏ dại và tiêu diệt nguồn sâu bệnh chuyển vụ. Đặc biệt cày lật đất sớm sẽ giúp tiêu diệt sâu non, nhộng, mầm bệnh trong rơm rạ, nhất là trong điều kiện thu hoạch bằng máy móc, rơm rạ không được thu gom kịp thời. Mặt khác, giải phóng đất sớm làm cho đất thoáng khí tạo điều kiện cho các khí độc trong đất nhanh chóng được phân giải, tích tụ đạm tự nhiên tăng nguồn dinh dưỡng, tạo độ phì cho đất, tạo thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Tuyên truyền nhân dân kết hợp bón vôi khử chua vào thời điểm trước khi bừa cấy; để hạn chế sâu bệnh, phát huy tốt nhất vai trò của vôi.

          - Sản xuất vụ xuân thường gặp rét đậm, nhất là trà xuân muộn. Vì vậy cần chủ động che phủ ni- lông để chống rét cho mạ, chăm sóc thâm canh cây mạ, đảm bảo chất lượng đủ cơ số mạ cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

          - Đầu tư chăm sóc cây trồng ngay từ đầu vụ, sử dụng bón cân đối N.P.K để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh giữa và cuối vụ. Tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT trong canh tác như quy trình thâm canh lúa cải tiến như RSI “3 giảm- 3 tăng” cho cây lúa ngay từ đầu vụ để tăng năng suất, chát lượng và hiệu quả kinh tế.

          - Các vùng đồng vàn thấp, chua phèn như các xứ đồng: Đồng Hẻm, Đồng Ốc, Hồ Đình, Hồ Lão, Hồ Sen, Đồng Nghiến, cần bón vôi khử chua, tăng lượng Lân và Ka li. Cơ cấu các loại giống cứng cây, khả năng chống đổ cao. Kỹ thuật cấy: đứng khóm, nông tay, mật độ vừa phải, không cấy dày.

          - Thường xuyên thăm đồng, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, không để bùng phát dịch sâu bệnh và đảm bảo an toàn môi trường.

III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.

          Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã, các thôn triển khai kế hoạch sản xuất, lập quy hoạch sản xuất từng loại cây trồng, đảm bảo cơ cấu giống thời vụ, kế hoạch phải được triển khai đồng bộ cụ thể đến các hộ nông dân.

- UBND xã thành lập Đoàn kiểm tra việc kinh doanh giống, thuốc BVTV, vật tư nông nghiệp, xử lý cương quyết các trường hợp kinh doanh giống không có trong cơ cấu gieo trồng của xã; vật tư hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng.

- Tổ chức hoàn thiện làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh tưới tiêu, giải tỏa ách tắc trên kênh, kiểm tra khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng nhằm chuẩn bị điều kiện tốt nhất chuẩn bị sản xuất vụ Chiêm- Xuân năm 2024. Xây dựng phương án điều tiết tưới, tiêu cụ thể cho từng vùng, từng loại cây trồng phù hợp, nhất là những vùng cuối kênh.

          - Các thành viện Ban chỉ đạo sản xuất đã được phân công thường xuyên theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện ở cơ sở, bám sát các mục tiêu, kế hoạch của UBND xã. Hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các kế hoạch, biện pháp, thúc đẩy sản xuất đạt hiệu quả.

          - HTX DV NN cung ứng giống, phân bón vật tư nông nghiệp, đảm bảo đúng cơ cấu chất lượng, giá thành cạnh tranh phục vụ nhân dân sản xuất. Có kế hoạch lịch bơm, phân bổ, điều tiết nước phục vụ cho sản xuất, xúc tiến thống nhất các chủ máy cày kịp thời giải phóng đát, cày bừa ải đất theo đề án dịch vụ mà HTX đã đề ra, tránh tình trạng mạnh ai người ấy làm, chủ máy giữ ruộng mà không giải phóng đất lảm ảnh hưởng đến thời vụ, không để xảy ra tình trạng mạ để chờ ruộng. Tổ chức thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ, sản xuất máy cấy đến xã viên và nhân dân để nhân dân lựa chọn đăng ký thực hiện.

          Sản xuất vụ Chiêm- Xuân có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính quyết định trong việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch cả năm 2024. Vì vậy yêu cầu các ban nghành, HTX DV NN và các đơn vị thôn bám sát nội dung kế hoạch nêu trên, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành một cách cương quyết cụ thể, phấn đấu hoàn thành tốt nhất mục tiêu kế hoạch sản xuất vụ Chiêm- Xuân năm 2024./.

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184